Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 19
Tháng 05 : 68
Năm 2024 : 2.826
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giáo dục pháp luật trong trường THCS Lệ Xá

Công tác giáo dục pháp luật tại trường học là một trong những nhiệm vụ cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức về các quy định của Pháp luật, tinh thần thực hiện các quy định đó trong học sinh nói chung và toàn xã hội nói riêng. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, trường THCS Lệ Xá đã triển khai công tác đưa các quy định của Pháp luật vào trong chương trình giáo dục phổ thông năm học. Sau thời gian tiến hành đã  đạt được kết quả như sau:

BÁO CÁO SƠ KẾT

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ

 

          Căn cứ Kế hoạch số 35/KH-PGD&ĐT ngày 27/02/2019 của Phòng GD&ĐT Tiên Lữ về tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2019;

Trường THCS Lệ Xá báo cáo sơ kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2019 với các nội dung như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền:

Nhà trường tổ chức đưa tin về pháp luật trên cổng thông tin điện tử, bản tin của trường đến toàn thể CB, GV, CNV và học sinh. Thông qua các buổi họp liên tịch, Hội đồng sư phạm đối với CB, GV, CNV và tiết sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Đội, Sao cho học sinh. Chú ý những vấn đề gắn liền với cuộc sống, học tập của học sinh.

Tổ chức phát động hưởng ứng tháng an toàn giao thông, năm an toàn giao thông, kết hợp tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Đường sắt năm 2005; Luật Giao thông đường thủy nội địa, sửa đổi năm 2014

Thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho giáo viên trong buổi sinh hoạt của ngày pháp luật. Tạo điều kiện để giáo viên làm công tác tuyên truyền viên pháp luật, tham gia đầy đủ các buổi triển khai pháp luật của các cấp.

Thực hiện công tác kiểm tra việc tuyên truyền pháp luật và triển khai của giáo viên đến học sinh.

          Thực hiện việc tuyên truyền các văn bản pháp luật  về Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật An ninh mạng; Luật Hành chính; Luật Phòng chống tham nhũng .... để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong toàn thể CBGVNV và học sinh trong toàn trường.

2. Phổ biến giáo dục thông qua tủ sách pháp luật:

Nhà trường có xây dựng tủ sách pháp luật, thường xuyên bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác PBGDPL tại đơn vị, các danh mục sách pháp luật được trang bị, bổ sung theo yêu cầu tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Kịp thời giới thiệu nội dụng sách, báo, tài liệu pháp luật, thiết bị phổ biến, giáo dục pháp luật mới trên bảng tin Thư viện, trang web của trường để tạo điều kiện thuận tiện cho người đọc tìm hiểu, đọc, mượn sách, báo, tài liệu pháp luật, thiết bị phổ biến, giáo dục pháp luật của Tủ sách pháp luật.

Tủ sách đặt tại phòng thư viện của nhà trường để giáo viên và học sinh dễ dàng tiếp cận trong giờ ra chơi và nghỉ tiết.

3. Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hội thi, hội thảo, tọa đàm pháp luật.

Trong học năm học, nhà trường đã tổ chức thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ dành cho học sinh bằng hình thức thi đố vui dưới sân cờ trong thứ hai đầu tuần.

4. Việc lồng ghép, tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh

Việc lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục công dân được gắn chặt. Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; tích hợp lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong các môn học, đảm bảo sự liên thông về kiến thức giữa các khối lớp, cấp học và trình độ đào tạo. Kết hợp giáo dục pháp luật thông qua các môn học với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ.

Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân, gắn kết chặt chẽ với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tiến hành kiểm tra, đánh giá khuyến khích theo tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh, không yêu cầu học sinh học thuộc lòng, làm bài rập khuôn theo bài mẫu; tổ chức dạy học các môn Giáo dục công dân phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện nhà trường; coi trọng việc trao đổi, tranh luận, thực hành vận dụng, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó giáo dục cho các em về Bộ luật Hình sự 2015; Luật An toàn thông tin mạng 2015; Luật giao thông đường bộ 2008; Luật Phòng, chống ma túy năm 2008; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Công ước Quốc tế về quyền trẻ em); Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành ...

Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, các tiết học thực hiện lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhân dịp các ngày lễ trong năm như 3/2, 26/3, 30/4, 1/5 ... các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường thông qua các hình thức hoạt động theo chủ điểm năm học, chủ điểm giáo dục hàng tháng, đưa nội dung phù hợp từng thời điểm và từng đối tượng.

II. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ – KIẾN NGHỊ

1. Nhận xét đánh giá công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức: nhà trường đã tập trung giáo dục pháp luật vào các nội dung cơ bản như các văn bản của ngành giáo dục; về phòng chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí; về luật cán bộ công chức, viên chức; về lao động; về cải cách hành chính; về thực hiện dân chủ cơ sở; về hội nhập quốc tế và các quy định liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của từng đối tượng.

Cán bộ quản lý tuyên truyền pháp luật cùng các đoàn thể trong nhà trường đã xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường.

Giáo dục tư tưởng cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh để mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh xác định rõ việc học tập để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.

Trong năm học, nhà trường đã tổ chức nghiêm túc kế hoạch tuyên truyền, phổ biến GDPL cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Kiểm tra theo dõi việc thực hiện các chế độ, chính sách cho cán bộ pháp chế làm công tác tuyên truyền viên pháp luật theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Thường xuyên kiểm tra rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục và đào tạo và các văn bản về chính sách, pháp luật của nhà nước.

Ngoài những văn bản được cấp phát còn tìm hiểu và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan qua mạng Internet.

Tiếp tục xây dựng tủ sách pháp luật tại thư viên trường. Sắp xếp, hệ thống hoá các danh mục sách về pháp luật.

2. Kiến nghị: Không

III. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, của Đảng và Nhà nước.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ pháp chế làm công tác tuyên truyền pháp luật của nhà trường.

3. Nâng cao hiệu quả lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường đối với bộ môn Đạo đức.

4. Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.

5. Tăng cường việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học trên cổng thông tin điện tử.

6. Tập trung đầu tư các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật như kinh phí, trang bị các loại sách về giáo dục pháp luật.

Trên đây là báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 công tác phổ biến giáo dục pháp luật của trường THCS Lệ Xá.

 

Lệ Xá, ngày 13 tháng 5 năm 2019

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Hoàng Nhật Quang


Tác giả: Tiêu đề website
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip